Tại sao những người mang danh cứu hộ chó mèo lại triệt hạ lẫn nhau?
Chị Quyên cứ nhiều đêm thức trắng suy nghĩ mình phải làm gì để thoát khỏi cảnh này? Mình phải làm sao để "các con" không đói? Mình phải làm sao để đối diện với những lời cay nghiệt mà nhiều người đã trút lên đầu mình?
Trên con đường Lê Lợi tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), giữa trưa nắng chị Huỳnh Thị Như Quyên (44 tuổi) vẫn đang ngồi trước chiếc xe hủ tiếu gõ để canh bán từng tô một nhằm trang trải tiền mua gạo, mua hạt cho hàng trăm chó mèo mà chị đang nuôi dưỡng.
Cứ như thế, suốt hơn 5 năm qua, ngày nào chị cũng tất bật với việc chăm sóc, cứu mạng cho hàng trăm chó mèo ở lò sát sinh và bị chủ bỏ rơi. Nhiều người nói, sướng không muốn cứ thích rước khổ vào thân, chị Quyên nghe chỉ mỉm cười, bụng nghĩ, mình hy sinh một chút để cho "mấy con" có được một cuộc sống tốt thì cứ làm. Dù đâu đó, vẫn có nhiều người hồ nghi chị làm việc này là vì... đồng tiền.
"Càng đi cứu chó mèo, tôi lại càng tổn thương nhiều"
Hiện tại, chị Quyên chăm sóc cho hơn 500 chó mèo, mỗi loài được nuôi ở một khu vực khác nhau trên mảnh đất rộng 2.000m2 mà chị đã thuê được 2 năm nay.
Cả gia đình chị Quyên ai cũng yêu thương động vật, đó là một sự hậu thuẫn và động lực rất lớn đối với chị trên hành trình cưu mang chó mèo những năm qua.
"Tôi từng bị mất một chú chó, rồi tôi đi tìm thì thấy người ta đang làm thịt nó. Lúc đó trong lòng mình có một ý nghĩ, tại sao những chú chó đang được yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và coi như một thành viên trong gia đình nhưng rồi nó lại bị như vậy. Rồi tôi thương quá hồi nào không hay. Bây giờ tình thương của tôi dành cho chó mèo lớn đến nỗi chỉ cần nhìn vào ánh mắt là biết chúng muốn nói gì với mình", chị Quyên nói.
Chia sẻ với , chị Quyên cho biết mình đã bắt đầu đi cứu chó mèo từ lò sát sanh vào năm 2017. Nhưng càng đi cứu chị lại càng tổn thương vì thấy rằng công sức của mình chỉ như "muối bỏ bể".
Trên con đường Lê Lợi tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), giữa trưa nắng chị Huỳnh Thị Như Quyên (44 tuổi) vẫn đang ngồi trước chiếc xe hủ tiếu gõ để canh bán từng tô một nhằm trang trải tiền mua gạo, mua hạt cho hàng trăm chó mèo mà chị đang nuôi dưỡng.
Cứ như thế, suốt hơn 5 năm qua, ngày nào chị cũng tất bật với việc chăm sóc, cứu mạng cho hàng trăm chó mèo ở lò sát sinh và bị chủ bỏ rơi. Nhiều người nói, sướng không muốn cứ thích rước khổ vào thân, chị Quyên nghe chỉ mỉm cười, bụng nghĩ, mình hy sinh một chút để cho "mấy con" có được một cuộc sống tốt thì cứ làm. Dù đâu đó, vẫn có nhiều người hồ nghi chị làm việc này là vì... đồng tiền.
"Càng đi cứu chó mèo, tôi lại càng tổn thương nhiều"
Hiện tại, chị Quyên chăm sóc cho hơn 500 chó mèo, mỗi loài được nuôi ở một khu vực khác nhau trên mảnh đất rộng 2.000m2 mà chị đã thuê được 2 năm nay.
Cả gia đình chị Quyên ai cũng yêu thương động vật, đó là một sự hậu thuẫn và động lực rất lớn đối với chị trên hành trình cưu mang chó mèo những năm qua.
"Tôi từng bị mất một chú chó, rồi tôi đi tìm thì thấy người ta đang làm thịt nó. Lúc đó trong lòng mình có một ý nghĩ, tại sao những chú chó đang được yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và coi như một thành viên trong gia đình nhưng rồi nó lại bị như vậy. Rồi tôi thương quá hồi nào không hay. Bây giờ tình thương của tôi dành cho chó mèo lớn đến nỗi chỉ cần nhìn vào ánh mắt là biết chúng muốn nói gì với mình", chị Quyên nói.
Chia sẻ với , chị Quyên cho biết mình đã bắt đầu đi cứu chó mèo từ lò sát sanh vào năm 2017. Nhưng càng đi cứu chị lại càng tổn thương vì thấy rằng công sức của mình chỉ như "muối bỏ bể".
"Đàn con" mà chị Quyên cứu về từ những lò mổ
Năm 2019, cả cộng đồng mạng từng dậy sóng với tin tức liên quan đến điểm tập kết tự phát bơm nước vào bụng chó tại cầu An Hạ (ranh giới giữa huyện Hóc Môn và Củ Chi) để gia tăng trọng lượng rồi đem bán. Ít ai biết, người lên tiếng tố cáo sự việc này lên đài truyền hình chính là chị Như Quyên.
Chị kể lần tiên chị cứu được 47 con, lần hai là 48 con. Mỗi con cứu là 1 triệu đồng, đa số là tiền chị bỏ ra và có sự đóng góp của mạnh thường quân vì số lượng quá nhiều và chị cần cứu gấp. Tuy nhiên, nạn bơm nước vào bụng chó vẫn cứ thế tiếp diễn cho đến thời điểm hiện tại.
Nhìn ra ngoài đường, hướng về phía cầu An Hạ, mắt chị đượm buồn: "Nãy giờ không biết bao nhiêu xe chở chó chạy ngang qua, người ta đi mua chó ở trên Tây Ninh xong rồi tụ tập ở dưới chân cầu An Hạ để bơm nước vào bụng tụi nó. Tôi ở đây chứng kiến miết nên giờ tôi chai rồi, tôi đâu làm gì được nữa đâu.
Ngày đó đi cứu chúng nó, tôi mạnh mẽ lắm, trong đầu mình lúc nào cũng đấu tranh để làm thế nào Việt Nam mình có luật bảo vệ chó mèo. Nhưng càng đi tôi càng thấy mình tổn thương vì những bạn yêu chó mèo tại Việt Nam không có tiếng nói chung. Họ cứ nghĩ là tôi vì đồng tiền hay cấu kết với lò mổ để làm tiền mạnh thường quân. Lúc đó tôi mạnh mẽ lắm nhưng giờ tôi chán rồi, chỉ biết nuôi tụi nhỏ, thấy có duyên với đứa nào thì cứu thôi", chị Quyên tâm sự.
Chị kể lần tiên chị cứu được 47 con, lần hai là 48 con. Mỗi con cứu là 1 triệu đồng, đa số là tiền chị bỏ ra và có sự đóng góp của mạnh thường quân vì số lượng quá nhiều và chị cần cứu gấp. Tuy nhiên, nạn bơm nước vào bụng chó vẫn cứ thế tiếp diễn cho đến thời điểm hiện tại.
Nhìn ra ngoài đường, hướng về phía cầu An Hạ, mắt chị đượm buồn: "Nãy giờ không biết bao nhiêu xe chở chó chạy ngang qua, người ta đi mua chó ở trên Tây Ninh xong rồi tụ tập ở dưới chân cầu An Hạ để bơm nước vào bụng tụi nó. Tôi ở đây chứng kiến miết nên giờ tôi chai rồi, tôi đâu làm gì được nữa đâu.
Ngày đó đi cứu chúng nó, tôi mạnh mẽ lắm, trong đầu mình lúc nào cũng đấu tranh để làm thế nào Việt Nam mình có luật bảo vệ chó mèo. Nhưng càng đi tôi càng thấy mình tổn thương vì những bạn yêu chó mèo tại Việt Nam không có tiếng nói chung. Họ cứ nghĩ là tôi vì đồng tiền hay cấu kết với lò mổ để làm tiền mạnh thường quân. Lúc đó tôi mạnh mẽ lắm nhưng giờ tôi chán rồi, chỉ biết nuôi tụi nhỏ, thấy có duyên với đứa nào thì cứu thôi", chị Quyên tâm sự.
Chị Quyên và xe hủ tiếu giữa giờ trưa vắng vẻ khách
Hiện tại, chị Quyên đã không còn đến lò mổ để cứu hộ chó mèo nữa vì những lần đến đó chị thường cứu hết "chứ cứu đứa này bỏ đứa kia thì tôi không làm được". Thay vào đó chị bỏ sức vào 2 xe hủ tiếu gõ, mỗi ngày kiếm 1 - 2 triệu đồng để dành tiền mua gạo.
"Đấu tranh hoài tôi cũng không còn sức. Tôi cực thân và cực đầu óc. Khi đi đấu tranh như vậy thì những người trộm chó mèo đâu để cho mình yên. Tụi nó ở trong bóng tối còn tôi ở ngoài sáng, tôi đi đến đâu cũng công khai địa chỉ hết. Trước đây tôi từng bị đánh hai lần, khi ra đường họ giả vờ quẹt xe rồi đánh mình, có lần thì tôi bị đánh đến bầm mắt. Vì mình đã cản trở công việc buôn bán của họ, nhà nước đâu cấm nên giờ tôi không còn sức đấu tranh nữa", chị kể về những ngày vất vả đi đấu tranh bảo vệ chó mèo.
"Họ cứ nghĩ tôi cứu cho nhiều vô để lừa đảo mà lấy tiền của mạnh thường quân"
Mỗi ngày, đàn chó mèo được cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Theo ước tính của chị Quyên thì mỗi ngày "đàn con" của chị sẽ ăn khoảng 65kg gạo và 20kg thịt heo. Riêng đàn mèo được cho ăn thêm hạt.
Nói về số tiền đã bỏ ra để cứu và nuôi dưỡng chó mèo trong suốt 5 năm qua, chị Quyên cười nói: "Phải cỡ tiền tỷ trở lên, đủ để mua một chiếc xe hơi, có cuộc sống sung sướng hơn bây giờ". Nhưng chị Quyên chưa từng thấy tiếc số tiền ấy vì ít nhất chị đã cứu được mạng sống của chúng, hoặc chăng là cho chúng một thân xác toàn vẹn.
"Đấu tranh hoài tôi cũng không còn sức. Tôi cực thân và cực đầu óc. Khi đi đấu tranh như vậy thì những người trộm chó mèo đâu để cho mình yên. Tụi nó ở trong bóng tối còn tôi ở ngoài sáng, tôi đi đến đâu cũng công khai địa chỉ hết. Trước đây tôi từng bị đánh hai lần, khi ra đường họ giả vờ quẹt xe rồi đánh mình, có lần thì tôi bị đánh đến bầm mắt. Vì mình đã cản trở công việc buôn bán của họ, nhà nước đâu cấm nên giờ tôi không còn sức đấu tranh nữa", chị kể về những ngày vất vả đi đấu tranh bảo vệ chó mèo.
"Họ cứ nghĩ tôi cứu cho nhiều vô để lừa đảo mà lấy tiền của mạnh thường quân"
Mỗi ngày, đàn chó mèo được cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Theo ước tính của chị Quyên thì mỗi ngày "đàn con" của chị sẽ ăn khoảng 65kg gạo và 20kg thịt heo. Riêng đàn mèo được cho ăn thêm hạt.
Nói về số tiền đã bỏ ra để cứu và nuôi dưỡng chó mèo trong suốt 5 năm qua, chị Quyên cười nói: "Phải cỡ tiền tỷ trở lên, đủ để mua một chiếc xe hơi, có cuộc sống sung sướng hơn bây giờ". Nhưng chị Quyên chưa từng thấy tiếc số tiền ấy vì ít nhất chị đã cứu được mạng sống của chúng, hoặc chăng là cho chúng một thân xác toàn vẹn.
Theo ước tính của chị Quyên thì mỗi ngày "đàn con" của chị sẽ ăn khoảng 65kg gạo và 20kg thịt heo
"Đa số các bé được cứu từ lò mổ đều bị bỏ bả, 10 con mình cứu về chị cỡ 6 con còn sống vì tụi nhỏ bị cho ăn thuốc hết rồi. Nhưng tôi cứ cứu, ít ra khi cứu về với mình nếu có chết cũng chết trong nguyên vẹn nên tôi cứ lao vào cứu, chứ không cứu thì chúng bị đập đầu làm mồi nhậu cho người ta mất rồi. Khi cứu được rồi tôi đi ra đi vô nhìn thấy chúng tôi lại vui, tôi lấy đó làm niềm vui cho mình", chị nói.
Khác với những trạm cứu hộ chó mèo khác, chị Quyên rất hạn chế cho nhận nuôi chó mèo vì hiện nay những kẻ trộm chó mèo giả dạng rất nhiều nên chị không dám cho bừa dù cũng không ít người tìm đến chị để xin nuôi.
Toàn bộ tiền bán hủ tiếu đều được chị gom lại mua thức ăn cho đàn chó mèo. Khi "đàn con" không đủ cái ăn, chị Quyên mới đăng đàn xin sự giúp đỡ của mạnh thường quân trên mạng xã hội.
"Nếu không có mạnh thường quân gần xa thì chắc chắn tôi sẽ không thể nào làm được như thế này. Nếu chỉ gánh 2 xe hủ tiếu thôi thì không đủ. Tôi chỉ cần kiếm gạo cho tụi nó, ít nhiều hai xe hủ tiếu của tôi cũng kiếm được gạo. Còn lại, tôi xin mọi người chung tay với tôi, nếu mọi người cùng chung tay thì các bé sẽ được miếng ăn ngon. Còn không có thì trưa tôi lên chợ đầu mối, tôi lượm rau củ mà người ta bỏ, rồi lấy thêm đồ ăn ở những quán người ta bán còn dư để về chế biến lại cho mấy bé ăn", chị tâm sự.
Khác với những trạm cứu hộ chó mèo khác, chị Quyên rất hạn chế cho nhận nuôi chó mèo vì hiện nay những kẻ trộm chó mèo giả dạng rất nhiều nên chị không dám cho bừa dù cũng không ít người tìm đến chị để xin nuôi.
Toàn bộ tiền bán hủ tiếu đều được chị gom lại mua thức ăn cho đàn chó mèo. Khi "đàn con" không đủ cái ăn, chị Quyên mới đăng đàn xin sự giúp đỡ của mạnh thường quân trên mạng xã hội.
"Nếu không có mạnh thường quân gần xa thì chắc chắn tôi sẽ không thể nào làm được như thế này. Nếu chỉ gánh 2 xe hủ tiếu thôi thì không đủ. Tôi chỉ cần kiếm gạo cho tụi nó, ít nhiều hai xe hủ tiếu của tôi cũng kiếm được gạo. Còn lại, tôi xin mọi người chung tay với tôi, nếu mọi người cùng chung tay thì các bé sẽ được miếng ăn ngon. Còn không có thì trưa tôi lên chợ đầu mối, tôi lượm rau củ mà người ta bỏ, rồi lấy thêm đồ ăn ở những quán người ta bán còn dư để về chế biến lại cho mấy bé ăn", chị tâm sự.
Chị Quyên nhìn lại những hình ảnh, video về đàn con của mình trong điện thoại, chị lấy đó làm niềm vui và động lực mỗi ngày của mình
Tuy nhiên, mỗi lần kêu gọi mạnh thường quân chung tay là mỗi lần chị bị bao người phán xét, trong đó có cả sự tủi thân và mặc cảm.
"Họ cứ nghĩ tôi cứu cho nhiều vô để lừa đảo mà lấy tiền của mạnh thường quân. Những người cũng làm công việc giống như tôi đã có suy nghĩ đó và bè phái, triệt hạ lẫn nhau. Tôi chỉ mong những người cùng yêu thương chó mèo, cùng làm công việc giống như tôi hãy cùng chung tiếng nói. Tại sao những người nuôi chó mèo làm thịt người ta lại biết chia sẻ kinh nghiệm với nhau còn mình là những người mang danh cứu hộ, bảo vệ chó mèo lại triệt hạ lẫn nhau", chị buồn nói.
Chị cho biết hiện tại Việt Nam chưa có luật bảo vệ chó mèo nên công việc của chị rất nhạy cảm. Đồng thời chị cũng nói lên một mặt trái rằng có những người mang danh đi cứu hộ chó mèo nhưng thực tế họ đến cứu và mang các bé vào lò mổ bán lấy tiền.
Tuy vậy, chị Quyên vẫn có niềm tin rất lớn vào thế hệ trẻ, chị nói: "Nếu tuổi tôi không làm được thì đến tuổi con tôi hay các bạn trẻ ngoài kia sẽ làm được. Tôi năm nay cũng 44 tuổi rồi, bây giờ cứ bảo toàn số lượng chó mèo này để nuôi tụi nhỏ đến khi nào chúng chết thì thôi. Bây giờ tôi không mong gì, chỉ mong bán được nhiều hủ tiếu, rồi tôi nuôi tụi nhỏ trong sự bình yên, không có đấu đá gì nữa. Chó mèo chính là niềm vui của tôi".
Nguồn: viez.vn
"Họ cứ nghĩ tôi cứu cho nhiều vô để lừa đảo mà lấy tiền của mạnh thường quân. Những người cũng làm công việc giống như tôi đã có suy nghĩ đó và bè phái, triệt hạ lẫn nhau. Tôi chỉ mong những người cùng yêu thương chó mèo, cùng làm công việc giống như tôi hãy cùng chung tiếng nói. Tại sao những người nuôi chó mèo làm thịt người ta lại biết chia sẻ kinh nghiệm với nhau còn mình là những người mang danh cứu hộ, bảo vệ chó mèo lại triệt hạ lẫn nhau", chị buồn nói.
Chị cho biết hiện tại Việt Nam chưa có luật bảo vệ chó mèo nên công việc của chị rất nhạy cảm. Đồng thời chị cũng nói lên một mặt trái rằng có những người mang danh đi cứu hộ chó mèo nhưng thực tế họ đến cứu và mang các bé vào lò mổ bán lấy tiền.
Tuy vậy, chị Quyên vẫn có niềm tin rất lớn vào thế hệ trẻ, chị nói: "Nếu tuổi tôi không làm được thì đến tuổi con tôi hay các bạn trẻ ngoài kia sẽ làm được. Tôi năm nay cũng 44 tuổi rồi, bây giờ cứ bảo toàn số lượng chó mèo này để nuôi tụi nhỏ đến khi nào chúng chết thì thôi. Bây giờ tôi không mong gì, chỉ mong bán được nhiều hủ tiếu, rồi tôi nuôi tụi nhỏ trong sự bình yên, không có đấu đá gì nữa. Chó mèo chính là niềm vui của tôi".
Nguồn: viez.vn
Bài viết liên quan
Nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội: Chủ thú cưng tiết lộ “lí do đặc biệt” khi đưa thú cưng đi an táng
Tìm Chó Mèo Lạc: Nỗi Lo Sợ Gia Đình Tại Hà Nội
Rớt nước mắt tìm thú cưng
Người trẻ hướng tới mục tiêu nói không với thịt chó, mèo
Chú chó nổi tiếng Nguyễn Văn Dúi đã qua đời, được chủ chôn cất sau vườn nhà
Định danh điện tử cho thú cưng
Địa chỉ tìm chuộc Chó Mèo trên toàn quốc – cập nhật 2023
Trạm Cứu Hộ và Phòng Khám Thú Y: Nơi Cung Cấp Tình Thương và Chăm Sóc Cho Thú Cưng
Chó Mèo Lạc Tại Hà Nội: Sự Lo Ngại và Hy Vọng Trở Về Nhà
Kinh nghiệm tìm chó mèo lạc