Chở ’người bạn’ chó đi khắp Sài Gòn bằng nhà di động: Cô đơn còn lại người bạn ấy
Ngày ngày, những ’đứa con’ vẫn ngoan ngoãn theo ông rong ruổi đi nhặt ve chai khắp Sài Gòn. Vợ bỏ đi, con nghiện ngập, cái nghèo đeo đẳng, ông đành sống cuộc sống không nhà cửa, không người thân, chỉ còn lại bầy chó bên mình.
’Ngôi nhà di động’ của chó
Chiều, trời kéo mây đen kịt. Bên góc đường Ngô Quyền - Nguyễn Chí Thanh (Q.5), người ta thấy một người đàn ông lui cui buộc mấy miếng bạt vào chiếc thùng xe tự chế. Bên trong có mấy chú chó giương mắt nhìn ra, chăm chú nghe ông nói: “Để ba buộc lại cho tụi bây khỏi ướt nha. Trận này ngó bộ lớn lắm đó”.
Vừa xong xuôi thì mưa đổ ào. Ông cố nán lại xem có chỗ nào dột vào “nhà các con” không, rồi mới tất tả chạy vào mái che trạm xe buýt gần đó. Cơn mưa đầu mùa kéo dài. Ông đứng rồi lại ngồi, bồn chồn tặc lưỡi: “Mưa vầy tối nay lạnh tụi nó, tội nghiệp”. Ông quên mất người mình cũng đã ướt mem vì cơn mưa lớn.
“Quê ở Bến Cát, nhưng mười mấy tuổi, tôi đã lang bạt lên Sài Gòn này rồi. Làm hồ, làm thuê, làm đủ nghề kiếm sống. Rồi cũng lập gia đình, có được 2 đứa con trai. Nhưng thiếu trước hụt sau, vợ tôi bỏ đi. Hai đứa con tôi sa vào nghiện ngập. Một đứa đi tù. Một đứa thiếu tiền nghiện hút mà có lần đánh tôi chảy máu đầu. Tôi từ chúng…”, ông nghẹn giọng, kể về quãng đời sóng gió. Giờ đây cũng chẳng mấy bình yên, chỉ là ông đã có những niềm vui khác bên mình.
Người phụ nữ U.70 đối mặt ’cẩu tặc’ cứu chó, nhà hàng chục chó hoang
“Những ngày đi phụ hồ, tôi làm cạnh một lò thịt chó. Ngày nào cũng nhìn người ta đập đầu, giết chúng làm thịt, tôi buồn không chịu nổi. Mấy thằng bạn phụ hồ thỉnh thoảng vẫn rủ ăn thịt cầy, tôi nhất định nói không. Được bao nhiêu tiền dành dụm, tôi mang hết đi chuộc từng con chó từ lò mổ ra để nuôi chúng. Ấy vậy mà nuôi bao nhiêu là bị bắt cóc, bị thuốc chết bấy nhiêu”, ông kể.
Ngày làm công chỉ được vài chục nghìn, mà chuộc chó có khi tới vài trăm, vài triệu, ông ngậm ngùi nhìn những con chó mình yêu thương bị biến thành món ăn… Không đủ tiền thuê nhà nữa, ông sống lang thang ngoài đường. Vậy mà hễ gặp con chó nào bệnh tật, lang thang ngoài đường, ông lại mang theo mình để chăm sóc, chạy chữa. Sau đó đợi một hội nuôi chó mèo đến nhận và mang cho những ai thực sự yêu loài động vật này.
“Nhiều người thương nên gom góp cho tôi chiếc Honda chế thành ba gác này để đi gom ve chai kiếm sống và cứu chó. Vậy mà nuôi được con nào là mất con đó, vì tranh thủ lúc tôi ngủ là chúng rình mò bắt đi mất. Chắc chắn là bị bắt, vì lũ chó luôn quấn quýt gần tôi, không bao giờ có chuyện đi xa để bị lạc đường. Thấy vậy, một số bạn trẻ trong hội nuôi chó mèo mới hỗ trợ tôi chi phí mua khung sắt, vải bạt để tôi đóng thành “ngôi nhà” cho các “con”, khóa lại kỹ lưỡng để bảo vệ chúng”, ông chia sẻ.
Trong hành trình rong ruổi, ông Thành cứu hết con chó này đến con chó khác. Ông kể, con Trắng (một trong 5 con chó ông đang nuôi) ban đầu chẳng đẹp như cái tên nó đâu, mà bị xà mâu rất nặng, rụng hết lông nên chủ bỏ đi. Ông mang về, nhịn ăn nhịn uống để lấy tiền chạy chữa thuốc men, tắm rửa hàng ngày. Đến nay thì Trắng khỏe lại bình thường và rất biết nghe lời ông.
Nhưng làm ông nhớ nhất vẫn là Bích La, một con chó cái ngoan ngoãn được ông đặt tên theo kiểu dân nhậu nói trại là “3 lít” (rượu). Nuôi được một thời gian, đột nhiên con chó biến mất.
Chiếc xe của “cha con” ông Thành còn khiến người ta thích thú vì tấm biển đề dòng chữ siêu dễ thương: “Không bán chó. Chó là bạn, không phải là thức ăn”. Ấy là do chiếc xe của ông khiến nhiều người lầm tưởng ông bán chó nên hỏi mua. Vậy là vài bạn trẻ trong hội chó mèo đã in cho ông thông điệp này.
Mà chỉ là nghe nói rồi biết, chứ ông có đọc được đâu. Ông không biết chữ. Cái nghèo hóa thành cái khổ, vận lấy một kiếp người gian truân. Tất cả lẽ sống của ông, giờ đây chỉ là sự vui vầy bên những “đứa con” của mình, cho đến cuối đời.
Ấy vậy mà đâu phải “đứa con” nào cũng chấp nhận rời xa ông. Ông chỉ tay vào con chó tên Phèn, trìu mến kể: “Người ta nhận nuôi nó. Nào ngờ về với chủ mới, nó bỏ ăn, bỏ uống, chủ phải trả lại. Rồi tiếp tục về với 2 người chủ nữa, nó cũng cứng đầu y chang vậy. Chỉ có về với tôi nó mới bình thường lại, thế là giờ nó ở với tôi luôn”.
Chiếu đất màn trời, vậy mà ông chẳng để các “con” nhịn đói ngày nào. Ông ăn cơm từ thiện, còn mấy chục nghìn tiền ve chai đều để dành mua xúc xích, phô mai cho chó. Với ông, ông xem đàn chó còn hơn những đứa con. “Vì chúng không làm hại mình, cũng không bỏ mình đi… Tôi chỉ sợ một ngày không còn đủ sức khỏe lo cho chúng, chúng sẽ ra sao nữa”, ông trầm ngâm.
’Ngôi nhà di động’ của chó
Chiều, trời kéo mây đen kịt. Bên góc đường Ngô Quyền - Nguyễn Chí Thanh (Q.5), người ta thấy một người đàn ông lui cui buộc mấy miếng bạt vào chiếc thùng xe tự chế. Bên trong có mấy chú chó giương mắt nhìn ra, chăm chú nghe ông nói: “Để ba buộc lại cho tụi bây khỏi ướt nha. Trận này ngó bộ lớn lắm đó”.
Vừa xong xuôi thì mưa đổ ào. Ông cố nán lại xem có chỗ nào dột vào “nhà các con” không, rồi mới tất tả chạy vào mái che trạm xe buýt gần đó. Cơn mưa đầu mùa kéo dài. Ông đứng rồi lại ngồi, bồn chồn tặc lưỡi: “Mưa vầy tối nay lạnh tụi nó, tội nghiệp”. Ông quên mất người mình cũng đã ướt mem vì cơn mưa lớn.
Những ngày mưa đã đến, ông Thành phải trang bị mái bạt che cho đàn chó HOÀI NHÂN
Xem kỹ lưỡng từng khe hở để các "con" không bị ướt HOÀI NHÂN
Ông là Võ Văn Thành (52 tuổi), không nhà không cửa. Tài sản vô giá của ông chỉ là bầy chó mà ông vẫn gọi là “con”. Hơn 5 năm nay, ông chở các “con” rong ruổi khắp Sài Gòn nhặt ve chai. Trưa trưa lại về góc đường này đứng. Tối đến lại ngủ ở một công viên gần Chợ Lớn.“Quê ở Bến Cát, nhưng mười mấy tuổi, tôi đã lang bạt lên Sài Gòn này rồi. Làm hồ, làm thuê, làm đủ nghề kiếm sống. Rồi cũng lập gia đình, có được 2 đứa con trai. Nhưng thiếu trước hụt sau, vợ tôi bỏ đi. Hai đứa con tôi sa vào nghiện ngập. Một đứa đi tù. Một đứa thiếu tiền nghiện hút mà có lần đánh tôi chảy máu đầu. Tôi từ chúng…”, ông nghẹn giọng, kể về quãng đời sóng gió. Giờ đây cũng chẳng mấy bình yên, chỉ là ông đã có những niềm vui khác bên mình.
Chiếc bao bố gắn trước xe để ông Thành nhặt ve chai hằng ngày nuôi đàn chó HOÀI NHÂN
Những chú chó cưng là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời cô độc của ông HOÀI NHÂN
Ông nói, từ nhỏ ông đã thương chó như những người bạn. Nhà ba ông nuôi một con chó, ngày nào nó cũng quấn quít lấy ông. Ông đi đâu nó cũng ngồi cửa đợi ông về để mừng. Một lần bất cẩn, nó bị xe tải chạy ngang cán chết. Ông chôn nó, mà khóc, mà buồn, suốt mấy ngày mấy đêm.Người phụ nữ U.70 đối mặt ’cẩu tặc’ cứu chó, nhà hàng chục chó hoang
“Những ngày đi phụ hồ, tôi làm cạnh một lò thịt chó. Ngày nào cũng nhìn người ta đập đầu, giết chúng làm thịt, tôi buồn không chịu nổi. Mấy thằng bạn phụ hồ thỉnh thoảng vẫn rủ ăn thịt cầy, tôi nhất định nói không. Được bao nhiêu tiền dành dụm, tôi mang hết đi chuộc từng con chó từ lò mổ ra để nuôi chúng. Ấy vậy mà nuôi bao nhiêu là bị bắt cóc, bị thuốc chết bấy nhiêu”, ông kể.
Ngày làm công chỉ được vài chục nghìn, mà chuộc chó có khi tới vài trăm, vài triệu, ông ngậm ngùi nhìn những con chó mình yêu thương bị biến thành món ăn… Không đủ tiền thuê nhà nữa, ông sống lang thang ngoài đường. Vậy mà hễ gặp con chó nào bệnh tật, lang thang ngoài đường, ông lại mang theo mình để chăm sóc, chạy chữa. Sau đó đợi một hội nuôi chó mèo đến nhận và mang cho những ai thực sự yêu loài động vật này.
Sống cảnh chiếu đất màn trời, vậy mà ông chẳng để các “con” nhịn đói ngày nào HOÀI NHÂN
Cổ chó có đeo một miếng thẻ ghi số điện thoại của ông với lời nhắn phòng khi chó bị trộm: "Xin đừng bắt con, gọi ba Thành chuộc con về" HOÀI NHÂN
Từ ngày làm chiếc xe có khóa kĩ lưỡng, ông Thành mới không mất "con" nữa HOÀI NHÂN
“Nhiều người thương nên gom góp cho tôi chiếc Honda chế thành ba gác này để đi gom ve chai kiếm sống và cứu chó. Vậy mà nuôi được con nào là mất con đó, vì tranh thủ lúc tôi ngủ là chúng rình mò bắt đi mất. Chắc chắn là bị bắt, vì lũ chó luôn quấn quýt gần tôi, không bao giờ có chuyện đi xa để bị lạc đường. Thấy vậy, một số bạn trẻ trong hội nuôi chó mèo mới hỗ trợ tôi chi phí mua khung sắt, vải bạt để tôi đóng thành “ngôi nhà” cho các “con”, khóa lại kỹ lưỡng để bảo vệ chúng”, ông chia sẻ.
Trong hành trình rong ruổi, ông Thành cứu hết con chó này đến con chó khác. Ông kể, con Trắng (một trong 5 con chó ông đang nuôi) ban đầu chẳng đẹp như cái tên nó đâu, mà bị xà mâu rất nặng, rụng hết lông nên chủ bỏ đi. Ông mang về, nhịn ăn nhịn uống để lấy tiền chạy chữa thuốc men, tắm rửa hàng ngày. Đến nay thì Trắng khỏe lại bình thường và rất biết nghe lời ông.
Bích La, một trong những đứa "con" ông Thành đang nuôi, được đặt tên theo con chó cái đã bị bắt trộm mà ông luôn nhớ HOÀI NHÂN
Hình ảnh của Đốm Vàng và Đốm Bông luôn được ông mang theo bên mình. Hai con chó đã được một người chủ ở Mỹ nhận nuôi HOÀI NHÂN
Nhưng làm ông nhớ nhất vẫn là Bích La, một con chó cái ngoan ngoãn được ông đặt tên theo kiểu dân nhậu nói trại là “3 lít” (rượu). Nuôi được một thời gian, đột nhiên con chó biến mất.
Do nhiều người nhầm tưởng chiếc xe của ông đi bán chó nên hỏi mua, nên ông phải dán tấm bảng này HOÀI NHÂN
Đàn chó phải sống nhờ vào tình yêu thương và sự giúp đỡ của mọi người. Vì mỗi ngày ông chỉ kiếm được 30 - 40 nghìn, nhưng tiền thức ăn cho các "con" đã hơn 50 nghìn HOÀI NHÂN
Chiếc xe của “cha con” ông Thành còn khiến người ta thích thú vì tấm biển đề dòng chữ siêu dễ thương: “Không bán chó. Chó là bạn, không phải là thức ăn”. Ấy là do chiếc xe của ông khiến nhiều người lầm tưởng ông bán chó nên hỏi mua. Vậy là vài bạn trẻ trong hội chó mèo đã in cho ông thông điệp này.
Mà chỉ là nghe nói rồi biết, chứ ông có đọc được đâu. Ông không biết chữ. Cái nghèo hóa thành cái khổ, vận lấy một kiếp người gian truân. Tất cả lẽ sống của ông, giờ đây chỉ là sự vui vầy bên những “đứa con” của mình, cho đến cuối đời.
Ấy vậy mà đâu phải “đứa con” nào cũng chấp nhận rời xa ông. Ông chỉ tay vào con chó tên Phèn, trìu mến kể: “Người ta nhận nuôi nó. Nào ngờ về với chủ mới, nó bỏ ăn, bỏ uống, chủ phải trả lại. Rồi tiếp tục về với 2 người chủ nữa, nó cũng cứng đầu y chang vậy. Chỉ có về với tôi nó mới bình thường lại, thế là giờ nó ở với tôi luôn”.
Chiếu đất màn trời, vậy mà ông chẳng để các “con” nhịn đói ngày nào. Ông ăn cơm từ thiện, còn mấy chục nghìn tiền ve chai đều để dành mua xúc xích, phô mai cho chó. Với ông, ông xem đàn chó còn hơn những đứa con. “Vì chúng không làm hại mình, cũng không bỏ mình đi… Tôi chỉ sợ một ngày không còn đủ sức khỏe lo cho chúng, chúng sẽ ra sao nữa”, ông trầm ngâm.
Bài viết liên quan
Nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội: Chủ thú cưng tiết lộ “lí do đặc biệt” khi đưa thú cưng đi an táng
Tìm Chó Mèo Lạc: Nỗi Lo Sợ Gia Đình Tại Hà Nội
Rớt nước mắt tìm thú cưng
Người trẻ hướng tới mục tiêu nói không với thịt chó, mèo
Chú chó nổi tiếng Nguyễn Văn Dúi đã qua đời, được chủ chôn cất sau vườn nhà
Định danh điện tử cho thú cưng
Địa chỉ tìm chuộc Chó Mèo trên toàn quốc – cập nhật 2023
Trạm Cứu Hộ và Phòng Khám Thú Y: Nơi Cung Cấp Tình Thương và Chăm Sóc Cho Thú Cưng
Chó Mèo Lạc Tại Hà Nội: Sự Lo Ngại và Hy Vọng Trở Về Nhà
Kinh nghiệm tìm chó mèo lạc