Đôi nét về luật bảo vệ chó mèo ở một số nước trên thế giới
Đôi nét về luật bảo vệ chó mèo ở một số nước trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các điều luật bảo vệ chó mèo và các loài vật nuôi khác và các luật này được thực hiện rất nghiêm túc. Điều đáng buồn là Việt Nam không nằm trong số các quốc gia này.
Australia
Mức án tù tối đa đối với những hành vi đối xử tàn nhẫn với động vật có thể lên tới 5 năm (như ở bang New South Wales và bang Tây Australia), còn mức phạt tiền có thể lên tới 100.000 dollar Australia đối với cá nhân và 500.000 dollar đối với tập thể (như ở bang Queensland).
Mỹ
Một điều luật của New York được đưa ra năm 2014 đã nâng mức tiền phạt cho tội danh trộm chó, làm hại hoặc vận chuyển trái phép chó từ 200 USD lên 1.000 USD.
Điều luật này được áp dụng cho các hành động như tháo bỏ vòng cổ hay bảng tên của một chú chó với mục đích xấu, quấy rối, bắt giữ chó hoặc vận chuyển với mục đích giết chết hoặc bán. Bên cạnh khoản tiền phạt, người vi phạm cũng sẽ phải chịu một mức án tù giam cao nhất là 6 tháng.
Một pháp lệnh ở Philadelphia quy định rằng, nếu người chủ bỏ chó của mình ở ngoài trời giá lạnh, họ có thể bị phạt đến 500 USD.
Theo đó, những chú chó phải được đưa vào trong nhà nơi có máy sưởi khi nhiệt độ bên ngoài xuống đến khoảng -6°C. Điều tương tự cũng được áp dụng khi thời tiết quá nóng hoặc lượng mưa quá lớn.
Italia
Tại thành phố Turin của nước Ý có một quy định khá kỳ lạ: bạn phải đưa chú chó của mình đi dạo ít nhất 3 lần/ngày nếu không sẽ bị phạt nặng.
Điều luật này đã được thông qua bởi hội đồng thành phố. Trong đó, luật quy định rằng án phạt cao nhất cho người không chấp hành là 650 USD.
Những kẻ có hành vi hành hạ và bỏ rơi vật nuôi cũng có thể chịu khoản tiền phạt tương đương nhiều tháng thu nhập và đi kèm với một năm trong tù.
Thụy Sĩ
Tại Thụy Sĩ, bạn sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra và tham gia vào một khóa huấn luyện để có thể được phép nuôi một chú chó.
Những người nuôi chó lần đầu sẽ phải tham gia một lớp học lý thuyết trước khi chuyển tiếp lớp huấn luyện thực hành. Điều này đảm bảo cho chú chó của bạn có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Bất kỳ chú chó nào được nhập khẩu vào Thụy Sĩ cũng sẽ phải được đưa đến bác sĩ thú y trong thời hạn 10 ngày để gắn vi mạch và đăng kí nhận dạng bắt buộc.
Thụy Điển
Tại Thụy Điển, hàng loạt điều luật đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện để đảm bảo chó, mèo của đất nước này có “điều kiện để sống, sinh hoạt một cách tự nhiên và tốt nhất”.
Theo những điều luật này, người chủ cần kiểm tra tình trạng chó nhà mình ít nhất 2 lần/ngày. Chúng cũng cần được thỏa mãn nhu cầu “tiếp xúc xã hội” với những chú chó khác.
Những con chó bị giữ ở trong nhà phải được ở gần cửa sổ có ánh sáng Mặt trời. Mức độ ammonia và carbon dioxide trong không khí mà chó hít thở theo thứ tự phải ở dưới mức 1 phần một triệu và 3.000 phần một triệu…
Thái Lan
Để nâng cao nỗ lực bảo vệ chó nói riêng và vật nuôi nói chung, Thái Lan mới đây đã đưa ra điều luật mới chống lại các hành vi tra tấn động vật.
Đạo luật này không chỉ tìm cách để ngăn chặn các hành vi tra tấn chó mèo mà còn đòi hỏi người chủ nhân phải cung cấp điều kiện chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt thích hợp.
Tội danh hành hạ chó mèo và động vật nuôi được giới hạn trong một số hành động cụ thể như đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc và bất cứ hành vi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần của con vật, gây bệnh hoặc dẫn đến tử vong.
Những người vi phạm điều luật sẽ bị coi là vi phạm tội hình sự và bị xử phạt tối đa ở mức 1.663 USD tiền phạt cùng với 2 năm tù giam.
Hồng Kông
Từ năm 1950, chính phủ Hồng Kông đã ra pháp lệnh cấm giết chó mèo làm thực phẩm cho con người hoặc bất kỳ động vật nào. Bởi vậy, Người dân Hồng Kông không được phép giết mổ thịt chó mèo để ăn hay để bán, nếu phạm tội có thể bị phạt tới 650 USD và 6 tháng tù.
Một pháp lệnh nữa cũng mới được đưa ra, nghiêm cấm người dân có bất cứ hành động đối xử tàn ác với động vật hay có hành vi lạm dụng, bỏ bê, buôn bán, vận chuyển động vật chó, mèo trái phép. Nếu vi phạm, hình phạt mà người phạm tội phải chịu là một khoản tiền phạt lên tới 200.000 USD và 3 năm tù giam.
Đài Loan
Luật Bảo vệ Động vật áp dụng tiền phạt lên đến 250.000 Tân đài tệ (tương đương khoảng 185 triệu đồng Việt Nam) cho hành vi ăn thịt chó, mèo. Trong khi đó, tiền phạt cho tội hành hạ động vật hoặc giết hại được nâng lên mức 2 năm tù giam và tiền phạt lên đến 2 triệu Tân đài tệ (tương đương khoảng 1,5 tỷ đồng). Người tái phạm có thể bị giam giữ lên đến 5 năm và đối mặt với mức tiền phạt cao hơn.
Singapore
Hình phạt đối với những người bị kết án về sự tàn ác của động vật: mức phạt sẽ lên đến mức tối đa là 30.000 dollar Singapore và một năm tù giam hoặc 3 năm.
Các doanh nghiệp liên quan đến động vật vi phạm luật mới sẽ phải đối mặt với mức phạt tối đa là 100.000 dollar và một năm tù giam. Đây là khoản tiền phạt tối đa 10,000 dollar hoặc một năm tù giam. Các doanh nghiệp không đào tạo nhân viên có thể bị phạt tới 5.000 dollar, phải đối mặt với thời hạn tù tối đa là sáu tháng hoặc cả hai. Họ cũng có thể bị cấm làm kinh doanh trong một năm.
Ngguồn: redsvn.net
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các điều luật bảo vệ chó mèo và các loài vật nuôi khác và các luật này được thực hiện rất nghiêm túc. Điều đáng buồn là Việt Nam không nằm trong số các quốc gia này.
Australia
Mức án tù tối đa đối với những hành vi đối xử tàn nhẫn với động vật có thể lên tới 5 năm (như ở bang New South Wales và bang Tây Australia), còn mức phạt tiền có thể lên tới 100.000 dollar Australia đối với cá nhân và 500.000 dollar đối với tập thể (như ở bang Queensland).
Mỹ
Một điều luật của New York được đưa ra năm 2014 đã nâng mức tiền phạt cho tội danh trộm chó, làm hại hoặc vận chuyển trái phép chó từ 200 USD lên 1.000 USD.
Điều luật này được áp dụng cho các hành động như tháo bỏ vòng cổ hay bảng tên của một chú chó với mục đích xấu, quấy rối, bắt giữ chó hoặc vận chuyển với mục đích giết chết hoặc bán. Bên cạnh khoản tiền phạt, người vi phạm cũng sẽ phải chịu một mức án tù giam cao nhất là 6 tháng.
Một pháp lệnh ở Philadelphia quy định rằng, nếu người chủ bỏ chó của mình ở ngoài trời giá lạnh, họ có thể bị phạt đến 500 USD.
Theo đó, những chú chó phải được đưa vào trong nhà nơi có máy sưởi khi nhiệt độ bên ngoài xuống đến khoảng -6°C. Điều tương tự cũng được áp dụng khi thời tiết quá nóng hoặc lượng mưa quá lớn.
Italia
Tại thành phố Turin của nước Ý có một quy định khá kỳ lạ: bạn phải đưa chú chó của mình đi dạo ít nhất 3 lần/ngày nếu không sẽ bị phạt nặng.
Điều luật này đã được thông qua bởi hội đồng thành phố. Trong đó, luật quy định rằng án phạt cao nhất cho người không chấp hành là 650 USD.
Những kẻ có hành vi hành hạ và bỏ rơi vật nuôi cũng có thể chịu khoản tiền phạt tương đương nhiều tháng thu nhập và đi kèm với một năm trong tù.
Thụy Sĩ
Tại Thụy Sĩ, bạn sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra và tham gia vào một khóa huấn luyện để có thể được phép nuôi một chú chó.
Những người nuôi chó lần đầu sẽ phải tham gia một lớp học lý thuyết trước khi chuyển tiếp lớp huấn luyện thực hành. Điều này đảm bảo cho chú chó của bạn có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Bất kỳ chú chó nào được nhập khẩu vào Thụy Sĩ cũng sẽ phải được đưa đến bác sĩ thú y trong thời hạn 10 ngày để gắn vi mạch và đăng kí nhận dạng bắt buộc.
Thụy Điển
Tại Thụy Điển, hàng loạt điều luật đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện để đảm bảo chó, mèo của đất nước này có “điều kiện để sống, sinh hoạt một cách tự nhiên và tốt nhất”.
Theo những điều luật này, người chủ cần kiểm tra tình trạng chó nhà mình ít nhất 2 lần/ngày. Chúng cũng cần được thỏa mãn nhu cầu “tiếp xúc xã hội” với những chú chó khác.
Những con chó bị giữ ở trong nhà phải được ở gần cửa sổ có ánh sáng Mặt trời. Mức độ ammonia và carbon dioxide trong không khí mà chó hít thở theo thứ tự phải ở dưới mức 1 phần một triệu và 3.000 phần một triệu…
Thái Lan
Để nâng cao nỗ lực bảo vệ chó nói riêng và vật nuôi nói chung, Thái Lan mới đây đã đưa ra điều luật mới chống lại các hành vi tra tấn động vật.
Đạo luật này không chỉ tìm cách để ngăn chặn các hành vi tra tấn chó mèo mà còn đòi hỏi người chủ nhân phải cung cấp điều kiện chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt thích hợp.
Tội danh hành hạ chó mèo và động vật nuôi được giới hạn trong một số hành động cụ thể như đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc và bất cứ hành vi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần của con vật, gây bệnh hoặc dẫn đến tử vong.
Những người vi phạm điều luật sẽ bị coi là vi phạm tội hình sự và bị xử phạt tối đa ở mức 1.663 USD tiền phạt cùng với 2 năm tù giam.
Hồng Kông
Từ năm 1950, chính phủ Hồng Kông đã ra pháp lệnh cấm giết chó mèo làm thực phẩm cho con người hoặc bất kỳ động vật nào. Bởi vậy, Người dân Hồng Kông không được phép giết mổ thịt chó mèo để ăn hay để bán, nếu phạm tội có thể bị phạt tới 650 USD và 6 tháng tù.
Một pháp lệnh nữa cũng mới được đưa ra, nghiêm cấm người dân có bất cứ hành động đối xử tàn ác với động vật hay có hành vi lạm dụng, bỏ bê, buôn bán, vận chuyển động vật chó, mèo trái phép. Nếu vi phạm, hình phạt mà người phạm tội phải chịu là một khoản tiền phạt lên tới 200.000 USD và 3 năm tù giam.
Đài Loan
Luật Bảo vệ Động vật áp dụng tiền phạt lên đến 250.000 Tân đài tệ (tương đương khoảng 185 triệu đồng Việt Nam) cho hành vi ăn thịt chó, mèo. Trong khi đó, tiền phạt cho tội hành hạ động vật hoặc giết hại được nâng lên mức 2 năm tù giam và tiền phạt lên đến 2 triệu Tân đài tệ (tương đương khoảng 1,5 tỷ đồng). Người tái phạm có thể bị giam giữ lên đến 5 năm và đối mặt với mức tiền phạt cao hơn.
Singapore
Hình phạt đối với những người bị kết án về sự tàn ác của động vật: mức phạt sẽ lên đến mức tối đa là 30.000 dollar Singapore và một năm tù giam hoặc 3 năm.
Các doanh nghiệp liên quan đến động vật vi phạm luật mới sẽ phải đối mặt với mức phạt tối đa là 100.000 dollar và một năm tù giam. Đây là khoản tiền phạt tối đa 10,000 dollar hoặc một năm tù giam. Các doanh nghiệp không đào tạo nhân viên có thể bị phạt tới 5.000 dollar, phải đối mặt với thời hạn tù tối đa là sáu tháng hoặc cả hai. Họ cũng có thể bị cấm làm kinh doanh trong một năm.
Ngguồn: redsvn.net
Bài viết liên quan
Nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội: Chủ thú cưng tiết lộ “lí do đặc biệt” khi đưa thú cưng đi an táng
Tìm Chó Mèo Lạc: Nỗi Lo Sợ Gia Đình Tại Hà Nội
Rớt nước mắt tìm thú cưng
Người trẻ hướng tới mục tiêu nói không với thịt chó, mèo
Chú chó nổi tiếng Nguyễn Văn Dúi đã qua đời, được chủ chôn cất sau vườn nhà
Định danh điện tử cho thú cưng
Địa chỉ tìm chuộc Chó Mèo trên toàn quốc – cập nhật 2023
Trạm Cứu Hộ và Phòng Khám Thú Y: Nơi Cung Cấp Tình Thương và Chăm Sóc Cho Thú Cưng
Chó Mèo Lạc Tại Hà Nội: Sự Lo Ngại và Hy Vọng Trở Về Nhà
Kinh nghiệm tìm chó mèo lạc