Tranh luận về ăn thịt chó: Nên hay không nên ăn? Ăn thì có sao?
TTO - Việc Hà Nội có chủ trương vận động người dân không ăn thịt chó đã tạo ra một cuộc tranh luận trái chiều những ngày vừa qua. Nên hay không nên ăn? Ăn thì có sao?...
Tuổi Trẻ ghi nhận thêm các ý kiến sau đây về vấn đề đang được người dân quan tâm và mong nhận thêm nhiều quan điểm khác của bạn đọc.
* KTS Lê Việt Hà (Hà Nội):
Quyền tự do của mỗi người
Tôi không ăn thịt chó từ lâu bởi tôi nuôi chó và yêu chó. Cứ nghĩ việc nếu con chó yêu quý của tôi bị giết thịt làm mồi nhậu, một lúc nào đó mình lại ăn thịt đúng con chó mình nuôi hoặc người khác ăn thịt con chó của mình thì thật đáng sợ.
Tuy nhiên, chuyện ăn mặc, ở, đi lại là quyền tự do của mỗi người, không nên can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính, mà phải bằng tuyên truyền, vận động để mọi người dần thay đổi thói quen.
Vì vậy, việc Hà Nội đưa ra văn bản vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo tôi thấy rất hay. Nhưng để đạt được hiệu quả, theo tôi, cần truyền thông dần dần. Đó phải là một hành trình rất dài bởi việc thay đổi nếp sống hay văn minh không thể ngay lập tức làm được, cần một kế hoạch truyền thông lâu dài.
Có thể đưa nội dung này vào giáo dục với các em nhỏ trong nhà trường, nhờ vậy thế hệ tiếp theo có thể các con sẽ không ăn thịt chó, mèo nữa.
Thậm chí ngay từ khi được giáo dục tình yêu với những loài động vật là bạn của loài người như chó, mèo, các em nhỏ có thể nhắc nhở người lớn khi nhìn thấy bố mẹ ăn thịt chó, mèo. Cái này có khi còn hiệu quả hơn là người lớn nhắc nhau.
* Nhà thơ dân gian Bảo Sinh (ông chủ khách sạn chó, mèo ở Hà Nội):
Không ăn thịt chó, mèo để nhân văn với nhau
Việc Hà Nội vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là đúng. Tôi hoàn toàn ủng hộ không ăn thịt chó, mèo. Không phải vì mình bất công coi con chó, con mèo hơn con lợn, con gà, con trâu, con bò. Với nhà Phật, các con vật đều giống nhau.
Các nước phương Tây họ thừa hiểu con chó, con mèo hay các con vật khác đều là chúng sinh, đều bình đẳng với nhau. Nhưng chó, mèo là những con vật nuôi rất gần gũi với con người thì không nên giết thịt. Đó là sự nhân văn của con người với loài vật gần gũi với mình, để từ đó biết nhân văn với nhau.
Cốt lõi của vấn đề, theo tôi, là không ăn thịt chó để giáo dục con người thương yêu con vật gần gũi với mình, chính là giáo dục con người yêu thương nhau, không nên làm những việc tàn bạo. Những gì gần gũi với chúng ta thì chúng ta không nên giết thịt nó.
* Anh Lê Dương (chủ một cửa hàng thời trang, Hà Nội):
Tôi đã "cai" thịt chó
Phải thật lòng thừa nhận thịt chó là món ăn khoái khẩu và rất đặc biệt so với các loại thịt làm thực phẩm quen thuộc như bò, lợn, gà, vịt...
Như nhiều người, tôi là "tín đồ" của thịt chó trong nhiều năm. Tuy nhiên, đó là thói quen từ năm năm trở về trước. Còn từ đó tới nay tôi "cai" hẳn, nói không với thịt chó mọi lúc mọi nơi. Tôi tẩy chay thịt chó không phải nó kém ngon đi hay lo sợ mất vệ sinh, cũng không phải vì tôi không còn thấy nó ngon nữa... mà vì lý do riêng.
Trong mấy năm đầu sau khi lập gia đình, chưa sinh em bé, vợ chồng tôi quyết định nuôi một chú chó cảnh. Quãng thời gian đó nó như một thành viên của gia đình nhỏ chúng tôi. Là con vật nhưng chó biết biểu lộ cảm xúc như biết buồn khi bị mắng, đánh phạt, biết vui khi được thưởng hay cho đi chơi.
Có nuôi chó lâu năm mới cảm nhận được rõ sự đáng yêu của nó. Từ đức tính trung thành như trông nhà cho chủ, hân hoan vẫy đuôi vui mừng khi đón chủ đi làm về, quẩn quanh, nô đùa cùng chủ... chó còn giúp không khí gia đình luôn vui vẻ, giảm stress cho mọi người. Internet, phim ảnh, sách truyện, báo chí cũng viết rất nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động về tình cảm, sự trung thành, thông minh của chó.
Và bây giờ dù đã có hai bé dễ thương nhưng chúng tôi vẫn duy trì thói quen nuôi chó. Vậy đó, chúng tôi không ăn thịt chó đơn giản vì thấy yêu loài động vật này. Và ở phương diện cá nhân, tôi ủng hộ chủ trương từ bỏ dần thói quen giết thịt chó làm món ăn.
* Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng (trưởng phòng chăn nuôi - dịch tễ Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM):
Khó kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh
Theo tôi, chủ trương của Hà Nội là tốt và hợp lý. Mặc dù theo thói quen truyền thống vẫn còn một số người dân sử dụng và tiêu thụ thịt chó, nên chủ trương này bước đầu thực hiện có thể gặp nhiều khó khăn, có thể chưa hoàn hảo, nhưng từng bước phải tiến đến xu hướng chung hạn chế và không kinh doanh buôn bán.
Đối với người Việt, chó, mèo là vật nuôi gần gũi, thân thiết với con người. Mặt khác, vì tính nhân đạo cũng không nên giết mổ, kinh doanh thịt của các loài vật này.
Hiện nay chó, mèo tiêu thụ trên thị trường phần lớn giết mổ tại các hộ dân, không đưa vào các cơ sở giết mổ, không qua kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn.
Chó, mèo đưa vào giết mổ cũng không có nguồn gốc lý lịch rõ ràng (không như các loài gia súc, gia cầm khác được chăn nuôi, quản lý chặt chẽ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP...), chủ yếu thu gom nhiều nguồn, nhiều vùng khác nhau nên khó kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh. Ví dụ một số bệnh có thể lây từ chó sang người như bệnh dại, bệnh vàng da do xoắn khuẩn Leptospira gây ra...
Theo tôi được biết, cơ quan chức năng cũng chưa cấp phép để thành lập cơ sở giết mổ đối với chó. Và nguồn cung cấp thịt chó chủ yếu từ nguồn không rõ ràng, hoặc nguồn chó bắt trộm cung cấp cho các điểm kinh doanh thịt chó.
* Anh Nguyễn Hồng Việt (TP.HCM):
Bắt đầu từ tuyên truyền
Tôi là người không ăn thịt chó. Quan điểm của tôi có lẽ cũng giống nhiều người, chó là động vật nhưng trung thành, gần gũi với người.
Với chủ trương của Hà Nội, theo tôi, vấn đề này nằm ở nhận thức, tuyên truyền. Muốn người dân không kinh doanh và ăn thịt chó phải bắt đầu từ việc tuyên truyền để người dân tự nhận thức được, dẫn đến tự nguyện hạn chế và từ bỏ.
Để nâng cao nhận thức thì có thể làm những clip chia sẻ trên các trang mạng xã hội về tình cảm giữa người và chó... Đó cũng là cách hướng đến cảm xúc, tình cảm giữa con người và động vật thân thiết mà hạn chế việc ăn thịt, giết mổ, kinh doanh thịt chó.
* Anh Lê Hồng Kỹ (nhân viên văn phòng, Hà Nội):
Ăn thịt chó không phải là không văn minh
Tôi có thói quen ăn thịt chó từ hồi còn sinh viên và giữ thói quen đó đến tận giờ. Tuy nhiên, tôi không ăn thường xuyên, mà chỉ thi thoảng tụ tập bạn bè lai rai. Hiện giờ dư luận chia làm hai "phe" ủng hộ và không ủng hộ dùng chó làm thực phẩm.
Thứ nhất, cần rạch ròi giữa một bên là chó nuôi để giữ nhà, chó cảnh làm thú cưng với một bên là chó nuôi làm thịt thương phẩm. Bản thân tôi thích chó cảnh, nhưng tôi vẫn ăn thịt chó. Và tôi biết có người nuôi chó vẫn ăn thịt chó, tuy nhiên rất hiếm người giết thịt con chó mà mình nuôi để làm thức ăn.
Thứ hai, nếu nói ăn thịt chó là không văn minh thì tôi không đồng tình. Ẩm thực cũng là một nét văn hóa, hình thành trên cơ sở thói quen lâu đời. Người ta hay dẫn chứng ở phương Tây không ăn thịt chó vì văn minh, tôi nghĩ không hẳn.
Ở phương Tây người ta không những không ăn thịt chó, mà còn ít ăn các loại nội tạng. Nhưng ở nhiều quốc gia phương Đông, ngoài thịt chó, nội tạng động vật cũng rất được ưa chuộng. Hay ở các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc thịt chó vẫn được xem là món khoái khẩu.
Thịt chó là món thực phẩm từ lâu không ai phản đối gì, nhưng mấy năm gần đây khi "trào lưu" xem chó là thú cưng, nuôi chó cảnh nhiều thì dư luận bắt đầu quay qua chỉ trích việc ăn thịt chó.
Với tôi, không phải ăn thịt chó mà việc đối xử thô bạo, dã man với vật nuôi mới là kém văn minh. Rộng ra hơn, sống thiếu ý thức nơi công cộng, xả rác, không chấp hành luật giao thông... làm ảnh hưởng tới cộng đồng mới càng kém văn minh hơn nữa.
Ngoài ra, cũng không nên gắn "mác" tâm linh để phán xét về đạo đức, nhân cách của những người ăn thịt chó.
Chó hay bò, lợn... có nơi xem con này là vật thiêng, thậm chí là thần thánh, nhưng lại ăn thịt con kia và ngược lại. Cái đó do tính chất lịch sử, văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng ở địa phương, quốc gia đó quyết định.
* KTS Lê Việt Hà (Hà Nội):
Quyền tự do của mỗi người
Tôi không ăn thịt chó từ lâu bởi tôi nuôi chó và yêu chó. Cứ nghĩ việc nếu con chó yêu quý của tôi bị giết thịt làm mồi nhậu, một lúc nào đó mình lại ăn thịt đúng con chó mình nuôi hoặc người khác ăn thịt con chó của mình thì thật đáng sợ.
Tuy nhiên, chuyện ăn mặc, ở, đi lại là quyền tự do của mỗi người, không nên can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính, mà phải bằng tuyên truyền, vận động để mọi người dần thay đổi thói quen.
Vì vậy, việc Hà Nội đưa ra văn bản vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo tôi thấy rất hay. Nhưng để đạt được hiệu quả, theo tôi, cần truyền thông dần dần. Đó phải là một hành trình rất dài bởi việc thay đổi nếp sống hay văn minh không thể ngay lập tức làm được, cần một kế hoạch truyền thông lâu dài.
Có thể đưa nội dung này vào giáo dục với các em nhỏ trong nhà trường, nhờ vậy thế hệ tiếp theo có thể các con sẽ không ăn thịt chó, mèo nữa.
Thậm chí ngay từ khi được giáo dục tình yêu với những loài động vật là bạn của loài người như chó, mèo, các em nhỏ có thể nhắc nhở người lớn khi nhìn thấy bố mẹ ăn thịt chó, mèo. Cái này có khi còn hiệu quả hơn là người lớn nhắc nhau.
* Nhà thơ dân gian Bảo Sinh (ông chủ khách sạn chó, mèo ở Hà Nội):
Không ăn thịt chó, mèo để nhân văn với nhau
Việc Hà Nội vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là đúng. Tôi hoàn toàn ủng hộ không ăn thịt chó, mèo. Không phải vì mình bất công coi con chó, con mèo hơn con lợn, con gà, con trâu, con bò. Với nhà Phật, các con vật đều giống nhau.
Các nước phương Tây họ thừa hiểu con chó, con mèo hay các con vật khác đều là chúng sinh, đều bình đẳng với nhau. Nhưng chó, mèo là những con vật nuôi rất gần gũi với con người thì không nên giết thịt. Đó là sự nhân văn của con người với loài vật gần gũi với mình, để từ đó biết nhân văn với nhau.
Cốt lõi của vấn đề, theo tôi, là không ăn thịt chó để giáo dục con người thương yêu con vật gần gũi với mình, chính là giáo dục con người yêu thương nhau, không nên làm những việc tàn bạo. Những gì gần gũi với chúng ta thì chúng ta không nên giết thịt nó.
* Anh Lê Dương (chủ một cửa hàng thời trang, Hà Nội):
Tôi đã "cai" thịt chó
Phải thật lòng thừa nhận thịt chó là món ăn khoái khẩu và rất đặc biệt so với các loại thịt làm thực phẩm quen thuộc như bò, lợn, gà, vịt...
Như nhiều người, tôi là "tín đồ" của thịt chó trong nhiều năm. Tuy nhiên, đó là thói quen từ năm năm trở về trước. Còn từ đó tới nay tôi "cai" hẳn, nói không với thịt chó mọi lúc mọi nơi. Tôi tẩy chay thịt chó không phải nó kém ngon đi hay lo sợ mất vệ sinh, cũng không phải vì tôi không còn thấy nó ngon nữa... mà vì lý do riêng.
Trong mấy năm đầu sau khi lập gia đình, chưa sinh em bé, vợ chồng tôi quyết định nuôi một chú chó cảnh. Quãng thời gian đó nó như một thành viên của gia đình nhỏ chúng tôi. Là con vật nhưng chó biết biểu lộ cảm xúc như biết buồn khi bị mắng, đánh phạt, biết vui khi được thưởng hay cho đi chơi.
Có nuôi chó lâu năm mới cảm nhận được rõ sự đáng yêu của nó. Từ đức tính trung thành như trông nhà cho chủ, hân hoan vẫy đuôi vui mừng khi đón chủ đi làm về, quẩn quanh, nô đùa cùng chủ... chó còn giúp không khí gia đình luôn vui vẻ, giảm stress cho mọi người. Internet, phim ảnh, sách truyện, báo chí cũng viết rất nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động về tình cảm, sự trung thành, thông minh của chó.
Và bây giờ dù đã có hai bé dễ thương nhưng chúng tôi vẫn duy trì thói quen nuôi chó. Vậy đó, chúng tôi không ăn thịt chó đơn giản vì thấy yêu loài động vật này. Và ở phương diện cá nhân, tôi ủng hộ chủ trương từ bỏ dần thói quen giết thịt chó làm món ăn.
* Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng (trưởng phòng chăn nuôi - dịch tễ Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM):
Khó kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh
Theo tôi, chủ trương của Hà Nội là tốt và hợp lý. Mặc dù theo thói quen truyền thống vẫn còn một số người dân sử dụng và tiêu thụ thịt chó, nên chủ trương này bước đầu thực hiện có thể gặp nhiều khó khăn, có thể chưa hoàn hảo, nhưng từng bước phải tiến đến xu hướng chung hạn chế và không kinh doanh buôn bán.
Đối với người Việt, chó, mèo là vật nuôi gần gũi, thân thiết với con người. Mặt khác, vì tính nhân đạo cũng không nên giết mổ, kinh doanh thịt của các loài vật này.
Hiện nay chó, mèo tiêu thụ trên thị trường phần lớn giết mổ tại các hộ dân, không đưa vào các cơ sở giết mổ, không qua kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn.
Chó, mèo đưa vào giết mổ cũng không có nguồn gốc lý lịch rõ ràng (không như các loài gia súc, gia cầm khác được chăn nuôi, quản lý chặt chẽ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP...), chủ yếu thu gom nhiều nguồn, nhiều vùng khác nhau nên khó kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh. Ví dụ một số bệnh có thể lây từ chó sang người như bệnh dại, bệnh vàng da do xoắn khuẩn Leptospira gây ra...
Theo tôi được biết, cơ quan chức năng cũng chưa cấp phép để thành lập cơ sở giết mổ đối với chó. Và nguồn cung cấp thịt chó chủ yếu từ nguồn không rõ ràng, hoặc nguồn chó bắt trộm cung cấp cho các điểm kinh doanh thịt chó.
* Anh Nguyễn Hồng Việt (TP.HCM):
Bắt đầu từ tuyên truyền
Tôi là người không ăn thịt chó. Quan điểm của tôi có lẽ cũng giống nhiều người, chó là động vật nhưng trung thành, gần gũi với người.
Với chủ trương của Hà Nội, theo tôi, vấn đề này nằm ở nhận thức, tuyên truyền. Muốn người dân không kinh doanh và ăn thịt chó phải bắt đầu từ việc tuyên truyền để người dân tự nhận thức được, dẫn đến tự nguyện hạn chế và từ bỏ.
Để nâng cao nhận thức thì có thể làm những clip chia sẻ trên các trang mạng xã hội về tình cảm giữa người và chó... Đó cũng là cách hướng đến cảm xúc, tình cảm giữa con người và động vật thân thiết mà hạn chế việc ăn thịt, giết mổ, kinh doanh thịt chó.
* Anh Lê Hồng Kỹ (nhân viên văn phòng, Hà Nội):
Ăn thịt chó không phải là không văn minh
Tôi có thói quen ăn thịt chó từ hồi còn sinh viên và giữ thói quen đó đến tận giờ. Tuy nhiên, tôi không ăn thường xuyên, mà chỉ thi thoảng tụ tập bạn bè lai rai. Hiện giờ dư luận chia làm hai "phe" ủng hộ và không ủng hộ dùng chó làm thực phẩm.
Thứ nhất, cần rạch ròi giữa một bên là chó nuôi để giữ nhà, chó cảnh làm thú cưng với một bên là chó nuôi làm thịt thương phẩm. Bản thân tôi thích chó cảnh, nhưng tôi vẫn ăn thịt chó. Và tôi biết có người nuôi chó vẫn ăn thịt chó, tuy nhiên rất hiếm người giết thịt con chó mà mình nuôi để làm thức ăn.
Thứ hai, nếu nói ăn thịt chó là không văn minh thì tôi không đồng tình. Ẩm thực cũng là một nét văn hóa, hình thành trên cơ sở thói quen lâu đời. Người ta hay dẫn chứng ở phương Tây không ăn thịt chó vì văn minh, tôi nghĩ không hẳn.
Ở phương Tây người ta không những không ăn thịt chó, mà còn ít ăn các loại nội tạng. Nhưng ở nhiều quốc gia phương Đông, ngoài thịt chó, nội tạng động vật cũng rất được ưa chuộng. Hay ở các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc thịt chó vẫn được xem là món khoái khẩu.
Thịt chó là món thực phẩm từ lâu không ai phản đối gì, nhưng mấy năm gần đây khi "trào lưu" xem chó là thú cưng, nuôi chó cảnh nhiều thì dư luận bắt đầu quay qua chỉ trích việc ăn thịt chó.
Với tôi, không phải ăn thịt chó mà việc đối xử thô bạo, dã man với vật nuôi mới là kém văn minh. Rộng ra hơn, sống thiếu ý thức nơi công cộng, xả rác, không chấp hành luật giao thông... làm ảnh hưởng tới cộng đồng mới càng kém văn minh hơn nữa.
Ngoài ra, cũng không nên gắn "mác" tâm linh để phán xét về đạo đức, nhân cách của những người ăn thịt chó.
Chó hay bò, lợn... có nơi xem con này là vật thiêng, thậm chí là thần thánh, nhưng lại ăn thịt con kia và ngược lại. Cái đó do tính chất lịch sử, văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng ở địa phương, quốc gia đó quyết định.
Nguồn: tuoitre.vn
Bài viết liên quan
Nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội: Chủ thú cưng tiết lộ “lí do đặc biệt” khi đưa thú cưng đi an táng
Tìm Chó Mèo Lạc: Nỗi Lo Sợ Gia Đình Tại Hà Nội
Rớt nước mắt tìm thú cưng
Người trẻ hướng tới mục tiêu nói không với thịt chó, mèo
Chú chó nổi tiếng Nguyễn Văn Dúi đã qua đời, được chủ chôn cất sau vườn nhà
Định danh điện tử cho thú cưng
Địa chỉ tìm chuộc Chó Mèo trên toàn quốc – cập nhật 2023
Trạm Cứu Hộ và Phòng Khám Thú Y: Nơi Cung Cấp Tình Thương và Chăm Sóc Cho Thú Cưng
Chó Mèo Lạc Tại Hà Nội: Sự Lo Ngại và Hy Vọng Trở Về Nhà
Kinh nghiệm tìm chó mèo lạc